10 biểu hiện chứng tỏ bạn đã mắc sai lầm khi dạy con

Nếu con nói dối nghĩa là bạn đã mắng con rất nặng vì phạm lỗi

Trong cuộc đời, chắc hẳn bạn phải có ít nhất một lần nói dối. Hàng ngày, ta thường bắt gặp nhiều người nói dối vì nhiều lý do khác nhau. Hầu hết các bậc cha mẹ đều cho rằng trẻ nói dối để đạt được điều mình muốn, tránh hậu quả hoặc thoát khỏi việc mình không muốn làm. Đây là những động cơ phổ biến, nhưng cũng có một số lý do ít rõ ràng hơn khiến trẻ có thể không nói sự thật – hoặc ít nhất là toàn bộ sự thật.

  • Trẻ nhỏ từ khoảng dưới 4 tuổi chưa phân biệt tốt đâu là sự thật và tưởng tượng (ví dụ trẻ có thể tưởng tượng có công chúa lọ lem nằm ở dưới giường trẻ), trẻ có tính hay quên (nên có thể sẽ không nhớ rằng mình có hay không làm điều đó) và hội chứng thiên thần (trẻ nghĩ là mình thiên thần nên không mắc sai lầm, trẻ làm rơi đổ đồ ăn nhưng nghĩ là không phải do trẻ) . Vì thế dễ dẫn đến trẻ nói dối.
  • Một số gia đình quá nghiêm khắc, phạt trẻ nên khi mắc sai lầm trẻ sẽ nói dối để sinh tồn.
  • Phần lớn gia đình hiện nay luôn đặt kỳ vọng vào đứa con của mình, thậm chí muốn được sự kiêu hãnh con mình tài giỏi (điển hình khoe thành tích học tập của con lên mạng xã hội). Khi trẻ không đạt được mục tiêu, vì sợ gia đình buồn trẻ sẽ bắt đầu nói dối hoặc đổ lỗi.
  • Một số trẻ sẽ cảm thấy mình sẽ là đứa trẻ không ngoan khi nói lên sự thật.
  • Trẻ bắt chước từ người lớn.

Nếu con thiếu tự tin, đó là do bạn khuyên bảo chúng nhiều hơn là động viên

Khi làm một việc gì mà bạn có chuyên môn giỏi và có kĩ năng thì bạn có tự tin không? Câu trả lời chắc chắn là tự tin rồi. Nguyên nhân chính con bạn cảm thấy thiếu tự tin là sự ám ảnh thất bại trong quá khứ, sự tự ti về bản thân chưa được tốt, hoàn thiện. Đôi khi là sự dán nhãn của bạn lúc nhỏ, sẽ mang theo suốt cuộc đời của trẻ. Lúc còn nhỏ khi dạy dỗ, trẻ chậm tiếp thu bạn đã từng nói gì? Có phải là những câu khó nghe, chê bai. Có thể bạn nghĩ làm như thế là tốt nhưng tác dụng thì ngược lại.

Những gì bạn tập trung thì vấn đề đó sẽ mở rộng ra. Khi nhìn vào đứa trẻ bạn chỉ chăm chăm nhìn vào khuyết điểm, và khuyên bảo cố gắng với việc bạn nhìn vào ưu điểm động viên những điểm tốt đó thì tự khắc những khuyết điểm sẽ dần được khắc phục.

Nếu con không biết cách tự đứng lên bảo vệ mình, đó là do lúc nhỏ bạn đã từng phạt con ở nơi công cộng

Khen con khi có đông người. Phê bình ở nơi chỉ có bạn và con. Việc trách phạt nơi đông người sẽ làm trẻ dần mất tự tin cho rằng mình là tệ, thiếu kĩ năng tự bảo vệ và chấp nhận việc người khác ăn hiếp bản thân.

  • Ví dụ bạn sống chung trong gia đình có người chồng hay bạo hành vợ. Thì con gái của bạn sau này sẽ dễ dàng chấp nhận một người đàn ông gia trưởng như thế.

Nếu bạn mua mọi thứ cho con mà con vẫn hay lấy đồ của người khác, đó là do bạn không cho con lựa chọn món con muốn

Con người dù lớn hay nhỏ, đều không thích bị ép buộc. Việc không cho con chọn món con muốn cần có lời giải thích thấu đáo.

Nếu con quá nhát, đó là vì bạn tự giúp con quá nhiều thứ

Ngày nay nhiều gia đình trở nên khá giả, công việc bận rộn, ít dành thời gian cho con nên muốn bù đắp cho con bằng vật chất. Nhưng con người cần phải hài hòa vật chất và tinh thần. Việc cho con tự làm một số việc theo khả năng sẽ giúp trẻ trở nên mạnh mẽ tự tin hơn là bao bọc trẻ. Vậy bạn có chắc rằng bạn có thể lột xác để lo cho trẻ mãi được hay không? Vô hình chung biến trẻ thành những con gà công nghiệp chỉ biết ăn ngủ và không biết làm gì khác, thậm chí không biết quan tâm đến gia đình.

Nếu con hay ganh ghét, đó là do bạn hay so sánh con với người khác quá nhiều lần

“So sánh là kẻ trộm của niềm vui”. Xưa nay chúng ta thường đem con mình so sánh con mình với con người ta với ý nghĩa sẽ giúp con có thêm cố gắng động lực để hoàn thiện bản thân. Nhưng ta đâu có biết rằng con mình sẽ càng ganh ghét con hàng xóm hơn, và khi ghét rồi thì bạn có nghĩ là con bạn sẽ học theo người mình ghét hay không?

  • Mạng xã hội hiện nay được tiếp cận đến mọi người. Xin lưu ý rằng khi sử dụng bạn cũng phải thật tỉnh tảo, với nhiều nguồn tin tức có thể chưa chứng thực. Phần lớn, nội dung cá nhân đăng là những cuộc vui, sự hưởng thụ, (điển hình như khoe tiền, khoe được tặng quà,…) khiến một số người xem hình thành sự ích kỉ , đố kị mà mạng xã hội mang đến , những buồn vui của mình cũng dần bị mạng xã hội chi phối, và dường như mọi người càng khép mình lại hơn . lâu lâu lại bắt gặp bài đăng tiêu cực khiến tâm trạng người xem cũng bị ảnh hưởng.
  • Chúng ta cũng không thể phủ nhận nhiều tác dụng lợi ích từ mạng xã hội như: liên lạc, nhắn tin gọi điện, hội họp. Thậm chí gần đây nhờ facebook lan truyền thông tin tìm người thân, hoặc buôn bán sản phẩm,…

Nếu con dễ nổi nóng, đó là do bạn mắng vì con hư nhiều hơn là khen vì con ngoan

Đa số chúng ta ai cũng thích được khen ngợi hơn là bị la mắng. Ở đây chúng ta chỉ bàn khía cạnh sự khen ngợi xuất phát từ sự chân thành. Việc la mắng sẽ làm cảm xúc con người xuống dốc quá nhanh, cơ thể cảm thấy quá tải, mất hết năng lượng tích cực tạo tâm lý chán nản. Và bạn thấy đó một người bị căng thẳng thì họ sẽ vui vẻ hay là nổi nóng.

Nếu con không biết tôn trọng người khác, đó là do bạn luôn ra lệnh cho con mà chẳng quan tâm con cảm thấy như thế nào

Đa số chúng ta không thích bị ra lệnh. Việc yêu cầu con làm việc này việc kia theo kiểu ra lệnh nhưng không quan tâm đến cảm nhận trẻ nhỏ, lâu dần sẽ khiến trẻ phát sinh tâm lý phản kháng. Trẻ nghĩ rằng gia đình không yêu thương quan tâm trẻ nhỏ, tâm lý bị tổn thương và bạn thấy đó trẻ sẽ còn tôn trọng ai nữa, dù người đó là gia đình. Ở đây, chúng ta không bàn luận khía cạnh làm gương cũng ảnh hưởng đến hành vi của trẻ. (Ví dụ ba mẹ ở nhà không tôn trọng người lớn, thì trẻ sẽ lặp lại hành động của ba mẹ)

  • Một người bạn của chúng tôi ghé vào một quán lẩu, phục vụ đem ra chén nước chấm mà người bạn chúng tôi không thích. Anh ta ra lệnh phục vụ phải đổi chén nước chấm khác, hiển nhiên người phục vụ làm công ăn lương họ sẽ làm với tâm trạng không thoải mái và không có cảm tình với vị khách này.
  • Tương tự trường hợp, nếu anh bạn này đưa ra một yêu cầu lịch sự hơn. Ví dụ như : Xin lỗi Làm phiền anh (chị) có thể vui lòng đổi chén nước chấm… vì tôi thích chén nước chấm đó hơn. Theo bạn nghĩ, thái độ người phục vụ sẽ như thế nào? Họ sẽ không thấy phiền lòng, sẵn sàng làm cho khách hàng với tâm trạng thoải mái hơn.

Nếu con kiệm lời với bạn, đó là do bạn hay làm lớn tất cả mọi chuyện lên

Thật là rắc rối khi người mẹ cứ la ầm mọi chuyện lên cả dù việc đó chỉ bé xíu. Hiển nhiên khi tiếp xúc với bạn, trẻ cũng phải dè chừng nhiều hơn để tránh nhiều rắc rối.

Nếu một đứa trẻ cư xử thô lỗ, đó là do chúng học được từ chính bố mẹ hoặc những người sống cùng

Đây là điều hiển nhiên rồi, sóng trước vỗ đâu, sóng sau sẽ vỗ đó rồi

Việc dạy dỗ con là cả một quá trình. Xin đừng quá kì vọng vào đứa con mà hãy kì công trong việc nuôi dưỡng, sự nhẫn nại của người ba và mẹ là chìa khóa là động lực giúp con bạn phát triển tối đa.

Hạnh Phúc Mỗi Ngày

Please follow and like us:

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*